Tại giải đấu lần này, ECCO công bố sự đồng hành của thương hiệu cùng các gôn thủ tài năng Việt Nam trong hành trình chinh phục các giải đấu golf đỉnh cao, tiêu biểu là golfer trẻ nghiệp dư số 1 Việt Nam Nguyễn Anh Minh, nhà vô địch Quốc Gia Nguyễn Nhất Long. Đồng thời, ECCO Golf Tournament 2023 cũng kêu gọi người chơi chung tay cùng ECCO đóng góp vào Quỹ Joy Foundation trong dự án Vườn Rừng, trồng hàng ngàn cây xanh tại Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai và Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà.
Mỗi ngày thi đấu của ECCO Golf Tournament 2023 thu hút sự tham gia tranh tài của gần 150 golf thủ được chia thành 4 bảng bao gồm A, B, C và bảng Nữ. Mỗi bảng đấu có 3 thứ hạng cao nhất (Thành tích căn cứ vào số gậy và handicap). Có 2 giải Nearest to the Pin (Gần hố nhất), 2 giải Longest Drive (Cú đánh xa nhất), 1 giải bảng Pro. Tổng cộng, có 18 giải thành tích và giải kỹ thuật.
Và càng hấp dẫn hơn nhờ mở rộng về quy mô và gia tăng số lượng giải thưởng Hole-in-One (HiO), khi các golf thủ có cơ hội nhận được 1 xe Mercedes-Benz và 9 giải thưởng khác đến từ các nhà tài trợ.
Kết thúc ngày thi đấu thứ nhất tại Thanh Lanh Valley Golf & Resort, với thành tích 73 gậy có được, golfer Vũ Quang Hoàng đã vượt qua nhiều tên tuổi mạnh để xuất sắc nhận Best Gross. Trong ngày thi đấu thứ hai tại sân gôn Tân Sơn Nhất giải Best Gross đã được vinh dự trao cho anh Phạm Văn Tài với thành tích 78 gậy.
Ban tổ chức cũng vinh danh các golfer đạt giải ở các bảng đấu và giải kỹ thuật. Đặc biệt đã có 8 golfer dành được xuất tham dự giải MercedesTrophy 2024.
Tối cùng ngày, ECCO đã tổ chức tiệc trao giải đến các golf thủ dành chiến thắng. ECCO Golf Tournament 2023 đã khép lại với nhiều cảm xúc khó phai cho BTC cũng như các golfer tham dự giải đấu.
“ECCO Golf Tournament là một minh chứng tuyệt vời về việc mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Đây không chỉ là một sự kiện thể thao mà còn là một nét văn hóa, một cộng đồng kết nối. Nhân dịp này, chúng tôi kỷ niệm chặng đường đầy tự hào, tôn vinh 60 năm di sản ECCO trong 60 năm qua”, ông Carl Sahetapy, Giám đốc ECCO Golf Khu vực Asia Pacific.
Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, ECCO kiên định là thương hiệu giày hàng đầu kết hợp giữa phong cách và sự thoải mái, luôn chuyển mình với nhiều bước đột phá, trở thành một trong những thương hiệu đẳng cấp thế giới.
Box
ECCO được thành lập tại Đan Mạch vào năm 1963, là một trong thương hiệu giày hàng đầu thế giới kết hợp giữa phong cách và sự thoải mái. Thành công của ECCO được xây dựng dựa trên các sản phẩm từ da vừa vặn và mang chất lượng hàng đầu. ECCO sở hữu và quản lý mọi khía cạnh của chuỗi giá trị từ xưởng thuộc da và sản xuất giày đến các hoạt động bán buôn và bán lẻ trên toàn thế giới.
Không chỉ được biết đến với những đôi giày da cao cấp, ECCO còn là một tên tuổi lớn trong các thương hiệu giày golf nổi tiếng trên toàn thế giới, đã và đang đồng hành cùng các tay golf hàng đầu hiện nay chinh phục đỉnh cao thành công.
TBS Retail, một thành viên của TBS Group, là đối tác, đại diện phân phối nhiều thương hiệu thời trang quốc tế uy tín tại Việt Nam, bao gồm ECCO và Cole Haan. Được thành lập từ năm 1989, TBS Group là một công ty đầu tư quốc tế đa ngành uy tín tại Việt Nam và khu vực. Trải qua quá trình hơn 33 năm sáng tạo và phát triển, TBS Group đang từng bước khẳng định vị trí trên thị trường với 6 lĩnh vực kinh doanh trụ cột: Sản xuất Công nghiệp Da giày, Sản xuất Công nghiệp Túi xách, Đầu tư - Kinh doanh - Quản lí Bất động sản & Hạ tầng công nghiệp, Cảng & Logistics, Du lịch, Thương mại & Dịch vụ.
" alt=""/>Gần 300 golf thủ tham gia giải đấu mừng sinh nhật thương hiệu ECCOGiải đua lần này có 116 VĐV tham gia, gồm 20 VĐV quốc tế và 20 VĐV Đội tuyển trẻ đến từ đội tuyển chủ nhà Việt Nam tranh tài ở 8 nội dung đua thuyền buồm. Và, 76 VĐV đến từ các tỉnh thành trong nước , tranh tài ở 10 nội dung ván chèo đứng.
Giải đấu do các trọng tài quốc tế từ Liên đoàn Sailing châu Á và các trọng tài quốc gia Việt Nam điều hành.
Trong hôm nay, sẽ diễn ra các nội dung thi đấu ván chèo đứng 200m nam – nữ đối với nhóm trẻ, nhóm mở và thi đấu 2000m nam – nữ đối với nhóm nội dung mở; Thi đấu 4 vòng tính điểm các nội dung Thuyền buồm ILCA7, ILCA6 và thuyền Optimist.
Một số hình ảnh được VietNamNet ghi nhận:
![]() | ![]() |
![]() | ![]() |
Háo hức bắt đầu thi đấu
![]() | ![]() |
Các vận động viên tham gia giải đấu
Diễm Phúc
" alt=""/>Kịch tính giải đua thuyền buồm quốc tế và ván chèo đứng Quy Nhơn“Vào đại học, điều đầu tiên tôi gặp phải chính là cú sốc về văn hóa. Việc hòa nhập với mọi thứ đều rất khó khăn. Ngay cả những thứ đơn giản nhất như trình chiếu slide, sử dụng email hay thẻ nhớ USB, tôi cũng chưa từng được tiếp xúc qua. Suốt 1 tháng đầu tiên, tôi sống trong sự lạc lõng và đấu tranh tư tưởng rất nhiều về việc có nên tiếp tục theo học hay không.
Nhưng không còn đường lùi, tôi chỉ có thể cố gắng “sống sót” trong môi trường này chứ không thể quay về Tây Nguyên vì sợ ba mẹ lo lắng và buồn lòng. Cuối cùng, tôi buộc bản thân mình phải thay đổi”, Linh nhớ lại câu chuyện của mình ở thời điểm hơn chục năm về trước.
Để “ép” bản thân có thể hòa nhập với mọi người, Linh xung phong làm cán bộ lớp.
Ở thời điểm đó, ngoài khoản nợ của gia đình, chi phí để nuôi 2 cô con gái cùng theo học đại học đều phụ thuộc vào việc làm rẫy của ba và gánh hàng bán mắm muối ngoài chợ của mẹ. Để có thể trang trải việc học hành cho con, ba mẹ Linh phải nhờ đến ngân hàng chính sách cho vay học phí với mức 1,8 triệu/ năm cùng các khoản chi phí phát sinh khác.
Thanh Linh là cựu sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM.
Một khó khăn nữa Linh gặp phải là việc học ngoại ngữ. Đây quả là thách thức lớn với một cô gái miền núi, khi trình độ tiếng Anh chỉ dừng lại ở lượng từ vựng ít ỏi và ngữ pháp cơ bản. Trong bài thi tiếng Anh đầu tiên ở bậc đại học, Linh trượt môn vì không thể trả lời bất cứ câu hỏi nào trong phần kỹ năng nghe.
Không đủ tiền để theo các trung tâm tiếng Anh đắt đỏ, cuối tuần, cô gái Đắk Lắk lại đạp xe cả tiếng đồng hồ tham gia các lớp học tiếng Anh miễn phí ở Nhà Văn hóa Thanh niên, hay ra các công viên xung quanh Quận 1 để có thể bắt chuyện với người nước ngoài. Cũng nhờ thế, khả năng tiếng Anh của Linh dần cải thiện, sau đó nhận được học bổng khuyến khích của trường dành cho sinh viên khó khăn.
Thanh Linh dẫn ba đi du lịch tại Canada.
Những nỗ lực ấy cũng đã giúp Linh hoàn thành 4 năm đại học, sau đó tìm được công việc kế toán đầu tiên chỉ sau 1 tháng ra trường.
Cô gái sinh năm 1990 quyết định sẽ bám trụ lại TP.HCM dù mức lương khi ấy bọt bèo “chỉ đủ để lo cho bản thân chứ không dám nghĩ tới điều gì khác”.
“Trong suốt 4 năm sau khi ra trường, mặc dù tiền lương cũng tăng theo thời gian, nhưng tôi vẫn giữ thói quen dành dụm, không dám tiêu xài gì, thậm chí còn chi tiêu tiết kiệm hơn thời sinh viên do được công ty trợ cấp ăn trưa.
Cũng nhờ gần 4 năm làm việc vất vả đó, cả việc vượt qua những cám dỗ, thậm chí còn hạn chế đi cà phê, mua quần áo, du lịch, tụ tập cùng bạn bè, tôi cũng đã tích góp cho mình được một chút ít. Lúc đó, luôn có một suy nghĩ thôi thúc tôi phải tiếp tục tiến lên và cần thay đổi mình để có một tương lai tốt hơn”, Linh nói.
Ở thời điểm ấy, Linh vẫn chưa dám nghĩ tới chuyện đi du học vì cho rằng “du học chỉ dành cho con nhà giàu”. Nhưng rồi, chị gái hơn Linh 2 tuổi sau khi được nhận làm giảng viên tại Trường ĐH Tây Nguyên, đã giành học bổng toàn phần đi du học Úc bằng chính năng lực của bản thân. Chính điều đó đã trở thành động lực và quyết tâm thôi thúc cô gái trẻ cũng ấp ủ giấc mơ đi ra nước ngoài.
“Sau đó, tôi tìm kiếm rất nhiều thông tin và vô tình biết được chương trình du học dành cho “con nhà nghèo” do Chính phủ Canada triển khai. Với chương trình này, sinh viên chỉ cần đảm bảo có khoảng 10.000 CAD (180 triệu) tại ngân hàng Canada, nộp đủ 1 năm học phí (khoảng 300 triệu) cùng IELTS 5.0 thì có thể đi được. Tôi biết, đây là cơ hội dành cho mình”.
Để có đủ tài chính đi du học khi ba mẹ không thể hỗ trợ, Linh quyết định “liều” gom góp hết khoản tiền tích lũy sau khi đi làm được hơn 250 triệu đồng, tìm mua một mảnh đất tiềm năng tại Đắk Lắk với giá 210 triệu. Số tiền còn lại, Linh dùng để làm hồ sơ du học, trả tiền vé máy bay và trang trải cuộc sống trong thời gian đầu ở nơi đất khách.
“Khi ấy, tôi nghĩ rằng, dù có chuyện gì xảy ra, mình cũng còn lô đất để trả nợ. Vậy là tôi gom góp hết số tiền tiết kiệm còn lại, tiền bảo hiểm thất nghiệp cộng thêm tiền đi vay mượn khắp nơi với lời hứa, nếu không trả được nợ sẽ trả bằng đất,… cũng vừa đủ số tiền đi du học”.
Linh cùng các bạn trong lớp tại Humber College (Canada)
Đầu năm 2018, Linh lên đường sang Canada du học theo chương trình CES. Sau khi chi trả các khoản phí, tiền cũng đã cạn dần. Những ngày tháng sau đó, Linh nói mình đã phải rất chật vật để có thể tồn tại ở nơi đất khách, thậm chí từng có lúc hoài nghi về quyết định của bản thân.
“Mỗi khi đi chợ, tôi thường có thói quen quy đổi sang tiền Việt Nam. Có những khi mua một mớ rau giá 2 CAD, cũng tận gần 40.000 đồng, tôi lại cảm thấy rất xót tiền. Thế nên, khi mới sang, tôi cũng khá nóng lòng muốn đi làm thêm để trang trải sinh hoạt phí. Tôi cũng chọn ở ghép gần trường để vừa bớt tiền thuê nhà, vừa đỡ mất tiền di chuyển bằng xe bus”.
Sau 5 tháng ở Canada, cô gái Việt bắt đầu được đi làm thêm khoảng 20 tiếng/ tuần. Linh nhận làm thêm đủ nghề, từ bưng bê tại nhà hàng, làm ở thư viện sách của trường, cho đến bán hàng trong siêu thị,...
Có những ngày sau khi học xong buổi sáng, chưa kịp nghỉ ngơi, Linh lại chạy vội về nhà trọ, thay đồ rồi tiếp tục đi làm cho kịp giờ. Hay có những hôm làm ca đêm tới gần 12 giờ, về đến nhà cũng 1 – 2 giờ sáng, lại lao vào hoàn thành bài tập trên trường. Số tiền đi làm thêm nhận được vừa đủ để Linh có thể trang trải tiền ăn, tiền nhà.
Về vấn đề học phí, nữ sinh Việt cũng mày mò tìm kiếm những khoản học bổng đầu vào của trường để giảm bớt gánh nặng tài chính. Cùng với số tiền bán đất sau khi ra trường và thu nhập từ công việc tại công ty mình thực tập, Linh đã có thể tự trang trải mọi thứ và trả hết nợ mà không để bố mẹ phải bận lòng.
Hơn 3 năm sau ngày “bước ra thế giới”, hiện cô gái người Việt là chuyên viên cao cấp tài chính kế toán tại một công ty lớn vốn được nhiều người mơ ước.
Giờ đây, khi nhìn lại hành trình của mình, Linh cho rằng: “Nếu không nghèo về ý chí, cứ kiên trì và tập trung làm mọi thứ thật tốt ở thời điểm hiện tại, cơ hội cũng sẽ đến. Bởi lẽ, cứ bước chân đi là sẽ có đường; rồi sau cùng, con đường nào cũng sẽ dẫn đến thành Rome’’.
Thời Vũ
Là học sinh giỏi của Trường THPT Chuyên Trần Phú (Hải Phòng), Hạnh An ngỡ sẽ theo học ngành Kiến trúc hoặc ĐH Bách khoa Hà Nội. Nhưng cuối cùng, cô gái nhỏ "lạc bước" đến Canada rồi sang tận nước Mỹ.
" alt=""/>Nỗ lực đi du học kiểu con nhà nghèo của cô gái 9X